đáp án môn ngữ văn k 10

đáp án môn ngữ văn k 10
SỞ GD-ĐT BÌNH PHƯỚC            KÌ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012
                                                           MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10   
ĐỀ CHÍNH THỨC                    Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
    ( Đề gồm 01 trang)
 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (3đ)
Câu 1: (2đ)
Chỉ ra và phân tích tính đa nghĩa của câu ca dao sau:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nào ai vun xới cho mày, mày ăn?”
Câu 2: (1đ)
Trình bày giá trị nội dung của “ Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi).
 II. PHẦN TỰ CHỌN (7đ):
Học sinh chỉ được làm một trong hai câu (3a hoặc 3b).
Câu 3.a(7đ) (Chương trình Cơ bản)
Phân tích đoạn thơ sau:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
       Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết?
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
       Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!”
(Trích  Chinh phụ ngâm - Bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm)
Câu 3.b (7đ) (Chương trình Nâng cao)
Cảm nhận hình tượng người anh hùng Từ Hải qua đoạn thơ sau:
“Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ rằng: “ Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”…
( Trích “Chí khí anh hùng”- Truyện Kiều - Nguyễn Du)
 
HẾT
 
SỞ GD & ĐT BÌNH PHƯỚC
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2011- 2012
MÔN: NGỮ VĂN 10
(02 trang)
Câu Nội dung Biểu điểm.
I Phần lý thuyết
Câu 1 a. Yêu cầu về kĩ năng:
       Biết cách tái hiện sự hiểu biết của mình về nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp...
 
b. Yêu cầu về kiến thức:
- Nghĩa tường minh: Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây vì có họ ta mới có quả để ăn.
- Nghĩa hàm ẩn:
*     Khi sử dụng, hưởng thụ bất kỳ của cải, thành quả nào ta cũng phải biết ơn người làm ra những của cải, thành quả ấy.
*     Thái độ trân trọng trước những giá trị vật chất và tinh thần mà ta đang được hưởng thụ.
 
1.0
 
0.5
0.5
Câu 2 a. Yêu cầu về kĩ năng:
Diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp...
 
      b. Yêu cầu về kiến thức :
- “ Đại cáo bình Ngô” là bài ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt, tố cáo kẻ thù xâm lược.
 
0,5
- Là bản tuyên ngôn độc lập, một “áng thiên cổ hùng văn” sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hòa bình. 0,5
Phần II. Làm văn (Học sinh chọn một trong hai câu: hoặc 3a hoặc 3b)
Câu 3a a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp...
- Có thể tách riêng hoặc kết hợp nội dung và nghệ thuật để cảm nhận, đánh giá.
 
b. Yêu cầu kiến thức: HS có thể có nhiều cách trình bày nhưng cần đạt những chuẩn sau:
*     Mở bài: Giới thiệu được đoạn thơ cần nghị luận và phương pháp làm bài.
*     Thân bài:
a. Nội dung:
- Chinh phụ nhớ chồng, người như vô hồn, trống trải, thẫn thờ, không biết làm gì khác ngoài việc trông ngóng, chờ đợi. Động tác, cử chỉ, hành động vì thế lặp đi lặp lại:  dạo, thầm gieo từng bước, buông rèm, cuốn rèm nhiều lần, mong tin vui mà “Ngoài rèm thước chẳng mách tin”.
 - Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa người chinh phụ và ngọn đèn khuya; vẫn chỉ là “Một mình mình biết, một mình mình hay”.
b. Nghệ thuật:
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật.
- Ngôn từ chọn lọc, dùng nhiều biện pháp tu từ: phép điệp, câu hỏi tu từ, hình ảnh ẩn dụ - nhân hóa…
*     Kết bài: Khái quát lại giá trị đoạn trích .
 
 
0.75
 
 
 
2.0
 
 
 
2.0
 
 
0.75
0.75
 
0.75
Câu 3b a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp...
      - Có thể tách riêng hoặc kết hợp nội dung và nghệ thuật để cảm nhận, đánh giá.
 
 
b. Yêu cầu kiến thức: HS có thể có nhiều cách trình bày nhưng cần đạt những chuẩn sau:  
*     Mở bài: Giới thiệu được đoạn thơ cần nghị luận và phương pháp làm bài. 0.75
*       Thân bài: Cần đảm bảo những ý sau:  
- Bốn câu đầu thể hiện khát vọng lên đường, khát khao vẫy vùng, tung hoành bốn phương không có gì ngăn cản nổi (trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương, trông vời trời bể mênh mang, thẳng rong: hành động dứt khoát, sống có lý tưởng, hoài bão tạo nên bức chân dung đẹp). 1.75
- Lý tưởng, chí khí của anh hùng Từ Hải. (Chú ý lời dặn dò của Từ Hải)  
+ Không quyến luyến, bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lý tưởng cao cả. 1.0
+ Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm thông thường để sánh với anh hùng. 1.0
+ Hứa hẹn với Kiều một tương lai thành công. Tự tin vào bản lĩnh, tài năng của mình, vẽ ra viễn cảnh tốt đẹp thể hiện khát vọng lớn lao, kì vĩ: lập công, lập danh, dựng nghiệp bá vương , thay đổi sơn hà, thực thi công lý vì chính nghĩa. 1.0
Đánh giá : 0.75
- Nghệ thuật: Khuynh hướng lí tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ.  
- Người anh hùng Từ Hải hiện lên vừa đẹp đẽ, cương quyết, mạnh mẽ, mang vẻ đẹp lý tưởng, lại vừa lại rất đời thường ( hiểu Kiều, tâm lý, tình nghĩa…)  
- Nhân vật gửi gắm ước mơ và khát vọng công lí một đời của Nguyễn Du.  
*     Kết bài: Khái quát lại giá trị đoạn trích. 0.75
*     Lưu ý: Giáo viên chỉ cho điểm tối đa khi đạt cả yêu cầu về kĩ năng và nhận thức, bài viết sáng tạo. Tránh việc đếm ý cho điểm. 

Tác giả bài viết: minh quang