ĐÁP AN MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11

ĐÁP AN MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11
SỞ GD- ĐT BÌNH PHƯỚC                      KIỂM TRA HỌC KỲ II
                                                          NĂM HỌC: 2011 – 2012
 
                                                          HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH THỨC
                                                           MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
                                                           (Văn bản gồm 03 trang)                                          
 
 
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm ; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 ( lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5 ; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm)
 
II. Đáp án và thang điểm
 
Đáp án Điểm
I.                   PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (3,0 điểm)
 
 
Câu 1
( 1,0 đ)    
Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ.
 
 
Thí sinh nêu được các sự việc:
- Hai sự việc: Trạng thái ( tầng mây- lơ lửng); đặc điểm ( trời – xanh ngắt)
- Hai sự việc: Đặc điểm ( ngõ trúc – quanh co); trạng thái ( khách – vắng teo).
 
 
0,5
 
 
0,5
 Về truyện ngắn Người trong bao - A.P.Sê-khốp, anh /chị hãy:
 a . Nêu hoàn cảnh sáng tác .
 b.  Nêu ý nghĩa văn bản.
 
 
Câu 2 (2,0 đ)
 
a. Hoàn cảnh sáng tác: Người trong bao (1898) được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen. Thời đó, xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX.
 
 
1,0
b. Ý nghĩa văn bản:  Thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người với cái “bao” chuyên chế và khát vọng được sống là mình, loại bỏ lối sống “trong bao”, thức tỉnh “con người không thể sống mãi như thế được”.
 
1,0
Lưu ý : Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng mới cho điểm tối đa.  
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN ( 7,0 điểm)  
 
Câu 3. a
( 7,0 điểm)
Theo chương trình chuẩn  
Phân tích đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.  
a.Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn trích thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
 
 
b. Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ,  thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
 
 
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5
- Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết.
+ Câu đầu là câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: một câu hỏi hay lời trách nhẹ nhàng, lời mời mọc ân cần.
+ Ba câu sau gợi vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên Vĩ Dạ và tâm trạng nhà thơ: nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn, day dứt của tác giả.
 
1,0
 
1,5
- Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa.
+ Cảnh buồn, gợi cảm giác chia lìa.
+ Cảnh đêm trăng lung linh, huyền ảo, vừa thực vừa mộng; tâm trạng đau đớn, khắc khoải và khao khát tình yêu, cuộc sống của nhà thơ.
 
1,0
1,0
-  Nghệ thuật: Trí tường tượng phong phú ; so sánh, nhân hóa ; lấy động tả tĩnh, câu hỏi tu từ, hình ảnh sáng tạo… 1,5
-  Đánh giá chung về đoạn thơ. 0,5
Câu 3. b
( 7,0 điểm)
Theo chương trình nâng cao  
 Phân tích đoạn thơ  trong bài Vội vàng của  Xuân Diệu:
 
 
a.Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn trích thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
 
 
b. Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng,  thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
 
 
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5
- Bốn câu đầu: Ước muốn kì lạ muốn níu giữ thời gian, đoạt quyền tạo hóa để tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống.
 
1,5
- Chín câu tiếp: Niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian :
  Phát hiện và say sưa ca ngợi một thiên đường trên mặt đất với bao nguồn hạnh phúc kì thú và qua đó thể hiện một quan niệm mới: trong thế giới này đẹp nhất, quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu.
 
 
3,0
- Nghệ thuật: Sử dụng phép điệp; ngôn từ đặc sắc, nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ… 1,5
-  Đánh giá chung về đoạn thơ. 0,5
     
 
-----------HẾT---------
 
 
 
 
 
 

Tác giả bài viết: MINH QUANG