- Cổng thông tin điện tử trường THPT TX Phước Long, tỉnh Bình Phước
Đối tác chiến lược

noi that 190 - noi that fami

10:19 ICT Thứ tư, 24/04/2024
40 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT TX PHƯỚC LONG

• Hệ thống văn bản

• Tài liệu


Open all | Close all

• Hộp thư nội bộ

Văn bản điều hành

• Thông tin tuyển sinh

• Giới thiệu trường

Bộ giáo dục
Sở GD & ĐT Bình Phước
ioe
Violympic
Đề thi - đáp án ĐH-CĐcác năm

Địa chi Website hay

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 3


Hôm nayHôm nay : 439

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 21596

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2955259

Trang chủ » danhnhan

DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

Phan Đình Phùng (1847-1895)
Thuộc nhóm:(Danh nhân Việt nam) - Đã có: (1410 lần xem)


Phan Đình Phùng sinh năm 1847 tại làng Đông Thái (nay là xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia dình có truyền thống hiếu học, trọng đạo nghĩa, con cụ Phó bảng Phan Đình Tuyển; là em ruột các ông Tú tài Phan Đình Thông, Cử nhân Phan Đình Thuật và là anh ruột Phó bảng Phan Đình Vận.

Phan Đình Phùng thi đậu Cử nhân năm 1876; năm sau, 1877, đậu Đình nguyên Tiến sĩ, nên nhân dân địa phương cũng gọi là cụ Đình; được bổ Tri huyện Yên Khánh (Ninh Bình), sau đó Cụ được đổi về kinh đô Huế, sung chức Ngự sử Đô sát viện. Cụ Phan nổi tiếng về tính cương trực và khảng khái. Năm 1882, Cụ dâng sớ đàn hặc Thiếu bảo Nguyễn Chánh về tội “ứng binh bất biến” (cầm quân ngồi yên không đi tiếp viện) khi giặc Pháp tiến công thành Nam Định. Năm 1883, vì thấy Tôn Thất Thuyết làm việc phế Dục Đức lập Hiệp Hòa, Cụ đứng lên phản đối, và vì thế bị Tôn Thất Thuyết đuổi về làng.


Năm 1885, hưởng ứng Chiếu Cần vương, Phan Đình Phùng đã đứng ra chiêu tập quân sĩ chống Pháp. Các anh hùng hào kiệt khắp bốn tỉnh miền Bắc Trung Kỳ tự nguyện liên kết lực lượng dưới quyền chỉ huy tối cao của cụ Đình. Nghĩa quân xây dựng căn cứ tại vùng núi rừng Hương Sơn, Hương Khê (Vụ Quang) hiểm trở, nhằm tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài. Địa bàn hoạt động rất rộng, bao gồm vùng Nghệ Tĩnh và một phần tỉnh Quảng Bình và tỉnh Thanh Hóa. Ngay từ buổi đầu kháng chiến, Cụ đã có nhận thức đúng đắn: cần có sức mạnh của toàn dân mới có thể chiến thắng được quân thù và cần có vũ khí hiện đại. Do dó, Cụ đã giao cho Cao Thắng lãnh trách nhiệm tổ chức và xây dựng phong trào ở Nghệ Tĩnh, còn Cụ ra Bắc (1887) đặt quan hệ và vận động thống nhất các lực lượng chống Pháp ở cả hai miền. Cao Thắng, người tùy tướng tài ba lỗi lạc của Cụ sau mấy tháng trời lao động, ngày đêm tìm tòi, đã cùng các đồng chí chế tạo được súng đạn đánh Pháp, đặc biệt là súng trường kiểu “1874”, đồng thời cũng chăm lo giáo dục nghĩa quân tinh thần hăng hái hy sinh dũng cảm và ý thức tổ chức kỷ luật...

Năm 1888, Phan Đình Phùng ở Bắc về, trực tiếp lãnh dạo phong trào; thanh thế của nghĩa quân ngày càng lớn mạnh. Cụ chia nghĩa quân ra làm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 nghĩa binh, có Đề đốc hoặc Lãnh binh chỉ huy, riêng đại đồn Vụ Quang lúc nào cũng có 500 quân trở lên.

Chiến thuật, chiến lược của Cụ là dựa vào núi rừng hiểm yếu và công sự kiên cố để đánh giặc. Nhưng khác với lối đánh lập chiến tuyến cố định như của nghĩa quân Ba Đình (Thanh Hóa) trước đó, Cụ biết dùng căn cứ vững chắc phối hợp với lối đánh du kích dể tiêu diệt quân thù. Nghĩa quân có căn cứ địa nhưng không thủ hiểm, luôn luôn phân tán hoạt động đánh đồn diệt viện, chặn đường giao thông; không phá được đồn thì nhử địch ra ngoài để tiêu diệt; dùng hố chông, cạm bẫy để đánh địch, do đó đã làm cho quân xâm lược nhiều phen thất điên bát đảo. Trận Vụ Quang tháng 10-1894, với kế “Sa nang úng thủy” của Hàn Tín đánh quân Sở ngày xưa, đã làm cho bọn địch tổn thất nặng nề: 100 lính và ba sĩ quan địch bị tiêu diệt; nghĩa quân thu 50 súng và rất nhiều quân trang, quân dụng. Vì vậy, mặc dù phải chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn gian khổ, Cụ vẫn duy trì cuộc kháng chiến được mười năm, là thời gian dài nhất trong phong trào Cần vương của nhân dân ta chống Pháp cuối thế kỷ XIX.

Trong sự nghiệp mười năm “Cần vương chống Pháp”, Phan Đình Phùng luôn luôn nêu cao tinh thần bất khuất, một lòng một dạ cứu nước, Cụ đã chiếm được lòng tin yêu của nghĩa quân và lòng kính mến của nhân dân. Giặc đem danh lợi ra mua chuộc Cụ, nhưng thất bại. Chúng dùng vũ lực để uy hiếp tinh thần, Cụ không sờn lòng. Chúng bắt thân nhân của Cụ, khai quật mồ mả tổ tiên, Cụ không nản chí. Câu trả lời khảng khái của Cụ trước mặt tên Lê Kinh Hạp Tiễu phủ sứ, tay sai của giặc, khi hắn dọa bắn giết người anh ruột là Phan Đình Thông và đào mả tổ tiên, đã nói lên khí tiết của một vị anh hùng dân tộc: “Nay tôi chỉ có một ngôi mộ rất to nên giữ là nước Việt Nam; tôi chỉ có một ông anh rất to đang bị lâm nguy là mấy triệu đồng bào. Nếu về mà sửa sang lại phần mộ của tổ tiên riêng mình, thì ngôi mộ cả nước kia ai giữ? Về để cứu sống ông anh của riêng mình, thì còn bao nhiêu anh em trong nước ai cứu?”.

Phan Đình Phùng kiên quyết kháng chiến, một lòng một dạ vì nhân dân, vì đất nước. Đến cuối năm 1895, trong một trận giao tranh ác liệt, Cụ bị thương và sau đó đã hy sinh tại quân doanh vào ngày 28-12-1895. Từ đó, phong trào Cần vương của nhân dân ta coi như kết thúc, chấm dứt cả một thời kỳ đấu tranh vũ trang oanh liệt do các nhà sĩ phu văn thân yêu nước lãnh đạo.

Phong trào chống Pháp của Phan Đình Phùng đã khẳng định sự biểu hiện hào hùng của tinh thần độc lập dân tộc, của cơ sở văn hóa cổ truyền dân tộc. Đứng về giá trị truyền thống mà nói thì đây là một sự tiếp tục, một sợi dây nối liền với những chủ trương của các sĩ phu yêu nước tiến bộ trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX.

Từ lâu nay, nhân dân ta đánh giá cao vai trò lịch sử của Phan Đình Phùng, vị anh hùng chống giặc cứu nước. Câu nói của tác giả Trần Dân Tiên sau đây, có thể coi là sự nhận định, đánh giá có ý nghĩa khái quát nhất về “con người và sự nghiệp cứu nước” của Phan Đình Phùng: “Cụ Phan Đình Phùng là một học giả nổi tiếng và là một vị quan to... Cụ là một trong những người chí sĩ yêu nước... đứng lên chống lại bọn đế quốc Pháp xâm lược. Cụ tổ chức những phần tử trí thức và nông dân Trung Bộ, lãnh đạo họ đấu tranh gian khổ chống bọn xâm lược, trải qua chín, mười năm. Tuy Cụ đã mất nhưng tên Cụ trở thành tượng trưng cho lòng yêu nước”1.

Năm 1995, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của Phan Đình Phùng, Trung tâm Khoa học xã hội nhân văn phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức một cuộc Hội thảo khoa học tại Hà Nội. Tại cuộc Hội thảo này, có nhiều nhà khoa học tham dự với các bản tham luận đề cập nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời cũng đặt vấn đề cần đẩy mạnh hơn việt nghiên cứu về “con người, cuộc đời sự nghiệp cứu nước”, cũng như cần sưu tập thêm tư liệu lịch sử, tác phẩm văn thơ của Cụ, kể cả giai thoại, chuyện kể... liên quan đến vị chí sĩ yêu nước, lãnh tụ của phong trào Cần vương chống Pháp lừng lẫy này.
(1)
Các Danh nhân cùng chủ đề:
» Danh nhân Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898)
» Danh nhân Nguyễn Siêu - Ngọn bút và đạo học
» Nguyễn Trung Trực – một anh hùng dân tộc đặc biệt
Quay lại | Trang đầu | Lên trên
 

• Menu tiện ích

Ngày này năm xưa

Tra cứu kết quả học tập

Lịch làm việc

Bản đồ số

Danh nhân

Danh bạ CBGV-CNV

Video

Albums ảnh

Hỗ trợ trực tuyến

Quản trị - Nội dung
Tel:090 33 56 900
Nội Quốc Hưng
Email:nqhung@thptphuoclong.edu.vn
Văn phòng
Tel:02713779101 - DĐ: 0919 673 208
Văn thư
Email:thptphuoclong@binhphuoc.edu.vn
Album ảnh
Tải kỷ yếu 40 năm thành lập trường
Nhập điểm online
Tra cứu thời khóa biểu

Video nổi bật

Tài nguyên mới

Tổ chuyên môn

• Dạy và học

Video kỷ niệm 40 năm